Du lịch

                       
       Khu di tích Gò Tháp  có diện tích 320 ha nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Khu di tích cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc, cách TP.CaoLãnh 43 km về hướng đông bắc.   
       Đây là khu di tích cấp quốc gia được Bộ VH-TT công nhận từ năm 1998, nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại. 
        Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ.
       Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị của nền văn hóa Óc Eo xưa. Phải chăng khoảng 1500 năm về trước, một thành phố cổ của vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại nơi đây? Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Khu di tích Gò Tháp từng là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8… 
       Hằng năm, tại Khu di tích nầy có hai kì lễ hội truyền thống dân gian : Vía Bà  Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách về Gò Tháp hành hương,
        Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ. 
          Với những giá trị truyền thống ấy, tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch xây dựng Gò Tháp thành một khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc của vùng Đồng Tháp Mười.Trong đó nổi bật nhất là đài sen cao 79m. 

                                                                                   Theo Dong Thap Tourit.
      Vịnh Hạ Long nằm ở Vịnh Bắc Bộ và thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo lớn nhỏ mà trong đó có 989 hòn đảo có tên nói lên hình dạng hoặc truyền thuyết về hòn đảo đó.Vịnh có tổng diện tích khoảng 434 km2, gồm 775 hòn đảo đá vôi với nhiều hình thù đa dạng và mọi người tưởng tượng có sự sắp đặt của bàn tay Tạo Hoá, tạo nên một tam giác gồm Hang Đầu Gỗ ở phía tây, Hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông.
          Vịnh Hạ Long giống như một tác phẩm nghệ thuật địa lý được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Khi khám phá vịnh, quý khách sẽ có một cảm giác thư giãn với không khí yên tĩnh thanh bình. Và thú vị hơn, những hòn đảo đá vôi mang những hình dáng lạ kỳ, hàng loạt hang động với vô vàn thạch nhũ và nhũ đá tuyệt đẹp sẽ làm cho quý khách như lạc vào mê cung trong thế giới thần tiên. Có Đảo Đầu Người, giống như một người đang đứng và nhìn hướng vào trong đất liền. Hòn Rồng nhìn giống như một con rồng đang ngoi lên trên mặt nước trong xanh như ngọc.

          Ngoài ra còn có một số hòn đảo như Hòn Chó Đá, Hòn Đỉnh Hương và Hòn Trống Mái, tất cả đều mô tả giống như hình thù của nó.

          Hòn đảo mà du khách không thể bỏ qua trong chuyến thăm quan đó là Đảo Titốp, mang tên người anh hùng Liên Xô của thế kỷ trước đã bay vào vũ trụ.Bên trong những hòn đảo còn có những hang động đẹp tuyệt vời và huyền ảo đó là Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt và Tam Cung.

          Ngoài ra, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được rằng Hạ Long là một trong những cái nôi đầu tiên của con người với nền văn hoá Hạ Long tại các địa danh khảo cổ nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ và Thoi Giếng. Nhiều di vật thời tiền sử đã được tìm thấy tại những khu vực này. Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học với những hệ sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng nhiệt đới và là nơi cư ngụ và sinh trưởng của hàng ngàn loại động thực vật. Với những giá trị về văn hoá, lịch sử, địa lý và địa chất, Vịnh Hạ Long đã chính thức hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000. 

                                                                                                                       Nguồn từ Internet .
                   KHU DI TÍCH ĐIỆN BIÊN PH
                    Vị trí: Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên, cách Tp. Hà Nội khoảng 500km về phía tây.
                     Đặc điểm: Chiến trường Ðiện Biên là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Ðin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279 vào Ðiện Biên. Thung lũng Ðiện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất Ðiện Biên này rất màu mỡ. Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Ðiện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

                   Tại thung lũng Ðiện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/3/1954 - 7/5/1954), bắt sống tướng Ðờ Catri (De Castries) và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam.

                   Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.

                   Quần thể di tích Sở chỉ huy Chiến dịch ở xã Mường Phăng, cách Tp. Ðiện Biên Phủ gần 30km, bên cạnh khu du lịch hồ Pá Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại. Nối hai lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái là một đường hầm dài 96m, đào xuyên qua đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Những bậc cấp dẫn lên miệng hầm (cũng là lán của Đại tướng) nay đã phủ rêu phong của thời gian.

Ðiện Biên Phủ từ xưa vừa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dân tộc vùng biên ải Việt - Lào - Hoa và vừa là vùng tranh chấp thế lực giữa các lãnh chúa phong kiến. Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bao lần diễn ra trên cánh đồng Mường Thanh. Mãi đến năm 1777, phủ Ðiện Biên mới chính thức được thành lập, cuộc sống yên bình trở lại, dân cư bắt đầu tụ tập, ổn định và xây dựng cuộc sống. Do vị trí địa lý độc đáo, nơi "một tiếng gà gáy ba nước đều nghe thấy", trong vùng lòng chảo khá phồn thịnh, nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa bản địa, người Lào, người Myanmar và cả các dân tộc miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ Ðiện Biên, hàng hoá -chủ yếu là hàng nông thổ sản của vùng Tây Bắc, được vận chuyển qua cửa khẩu Tây Trang, cách thành phố 30km về phía Tây, để sang Lào, Thái Lan và Myanmar, đổi lấy hàng tiêu dùng.
                     Bên dưới vẻ phù hoa của Phố Cũ, đằng sau nét tráng lệ của những con đường và biệt thự nơi phố mới, có một nét đẹp riêng của phủ Ðiện Biên dễ làm say lòng khách phương xa: người Kinh, người Thái, người H' Mông... mỗi dân tộc có lối sống riêng, có nền văn hoá riêng, trang phục riêng thật thuần khiết và rất mến khách. Ta có thể gặp họ bất cứ ở đâu, trong buổi chợ sớm bên cầu Mường Thanh, ven lối mòn về bản, trong phòng đợi của sân bay Ðiện Biên... Những con người ấy, cùng với thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp in đậm dấu ấn lịch sử, là thứ tài nguyên vô giá có sức hấp dẫn riêng đối với du khách mà không thể có ở nơi khác. 

                                                                                                        Nguồn từ VNEXPLORE .
                                            ĐẢO TUẦN CHÂU
               Địa chỉ: Đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
               Điện thoại khu du lịch: 033 3842134 ; Fax : 033 3842119

           Đảo Tuần Châu nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hạ Long. Đây là hòn đảo đất lẫn phiến thạch duy nhất trong 1.969 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong điểm kết nối của vùng Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long. Đảo có diện tích khoảng 400 ha, được thiên nhiên ban phú cho một điều kiện tự nhiên tuyệt đẹp. Với thảm cát trắng mịn trải dài 6km, làn nước biển trong xanh bao quanh hơn 200 ha rừng thông xanh mướt. Khí hậu mát mẻ quanh năm đón gió biển thổi vào, đảo Tuần Châu xứng đáng là nơi để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp lý tưởng.                
         Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo đến quyến rũ, đắm say lòng người, đảo Tuần Châu còn là điểm di chỉ khảo cổ học thuộc nền Văn hoá Hạ Long thời hậu kỳ đồ đá mới với rất nhiều công cụ bằng đá đã tìm thấy như bàn mài, rìu đá, mảnh tước, đồ gốm... Đảo đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã chọn làm nơi nghỉ ngơi của Người cùng các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước khi Người về thăm đảo năm 1959. Hiện nay, ngôi nhà đơn sơ làm bằng tre nứa, song mây nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nghỉ khi ra thăm Hạ Long được bảo tồn nguyên vẹn và trở thành khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
           Trước năm 1997, Tuần Châu chỉ là một xã đảo nghèo với diện tích 250 ha trực thuộc thành phố Hạ Long, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề chài lưới với các phương tiện đánh bắt thô sơ. Trên đảo không có điện, không có nước, không có chợ… Đặc biệt là giao thông bị cách biệt với đất liền, khiến đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của người dân vốn đã khó khăn lại càng thiếu thốn hơn. Từ năm 1998, cuộc sống của người dân Tuần Châu được bắt đầu cải thiện khi công ty Âu Lạc chính thức xây dựng con đường dài 2.145m, rộng 15m nối liền đảo với quốc lộ 18A, mở ra một trung tâm du lịch giải trí với rất nhiều các hạng mục công trình nổi tiếng. Bắt đầu từ đây, cái tên đảo Tuần Châu đã được biết đến trong và ngoài nước, trở thành nơi tổ chức các sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế.
            Hiện nay, đảo đã và đang tiếp tục được kiến tạo với hàng loạt các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp do Tập đoàn Tuần Châu thực hiện với mục đích “Biến Tuần Châu thành Ngọc Châu” như lời di huấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuần Châu - Ngọc Châu sẽ mãi là điểm đến không thể thiếu trong hành trình đối với mỗi du khách đến vịnh Hạ Long cũng như mỗi du khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam.

                                                                           Nguồn từ Halong Travel.
                                      PHỐ CỔ HỘI AN

        Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Vị trí địa lý:
Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km.

Toạ độ địa lý
Vĩ độ Bắc: 15015'26" đến 15055'15"
Kinh độ Ðông: 108017'08" đến 108023'10"
- Phía Ðông giáp biển Ðông
- Phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên
- Phía Tây và Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn
Khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm: 2506
- Ðộ ẩm không khí trung bình năm: 82%
- Lượng mưa trung bình năm: 2.066 mm
Diện tích & dân số:
- Diện tích tự nhiên: 6.027,25 ha
- Dân số (số liệu điều tra năm 2007): 86.925 người.
Tài nguyên thiên niên nổi bật:
Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ( Biển- Đảo ).

                                                                                     Nguồn từ TT VH-TT TP.Hội An.